Cóc ngậm tiền (thiềm thừ) là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Cóc ngậm tiền (thiềm thừ) là một linh vật quá đỗi quen thuộc với người Việt Nam. Chúng được bày trí ở hầu hết các bàn thờ ông địa – thần tài. Nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận về truyền thuyết, ý nghĩa và cách sử dụng. Vì vậy ngay nội dung dưới đây, Phong Thuỷ An Khang sẽ phân tích chi tiết để mọi người cùng nhau tìm hiểu.

Cóc ngậm tiền, thiềm thừ ba chân là gì?

Cóc ngậm tiền hay thiềm thừ ba chân đều là một, chỉ khác nhau ở tên gọi. Là một linh vật có ý nghĩa chiêu tài, tránh tà. Chúng xuất hiện trong truyền thuyết “Lưu Hải hý Kim Thiền” hay “Lưu Hải câu cóc” của người Trung Quốc, kể về truyện tiên ông Lưu Hải thu phục thiềm thừ.

Tương truyền rằng, tiên ông Lưu Hải là một nhân vật có thật thời Ngũ Đại Thập Quốc. Vốn là đệ tử của Lã Động Tân, một trong bát tiên cùng với Lý Thiết Quải, Hán Chung Ly, Trương Quả, Lam Thái Hòa, Hà Tiên Cô, Hàn Tương Tử và Tào Quốc Cữu. Ông cũng là người đã nghĩ ra cách đúc tiền đồng để dân chúng dễ dàng giao dịch, mua bán, trao đổi. Có sở thích chu du tứ hải, trừ yêu diệt ma, cứu giúp những người nghèo, những người gặp khó khắn.

Còn Thiềm Thừ vốn là một con yêu tinh tu luyên ngàn vạn năm, chuyên ức hiếp dân lành. Sau này được tiên ông Lưu Hải hàng phục và quyết tâm tu thành chính quả. Hay theo chân ông làm việc thiện, cứ đi đến đâu gặp người khó khăn cần giúp đỡ là nó lại nhả tiền vàng. Đây cũng là cách thể hiện sự phục thiện, thành tâm hối cải với tiên ông.

Về mặt hình tướng thì Thiềm thừ chỉ có ba chân, lý do lúc giao tranh với tiên ông Lưu Hải đã bị đánh cụt mất một chân. Trên lưng thì có bảy nốt sần đúng với hình dáng của chòm sao Thất Tinh Bắc Đẩu nằm ở cực Bắc. Bao gồm Tham lang, Cự môn, Lộc tồn, Văn khúc, Liêm trinh, Vũ khúc và Phá quân. Còn thiên văn học gọi là chòm sao Đại Hùng tinh gồm Thiên xu, Thiên toàn, Thiên cơ, Thiên quyền, Ngọc hành, Khai dương và Dao quang.

Chòm sao Thất Tinh Bắc Đẩu trên lưng Thiềm Thừ mẫu Trung Quốc
Chòm sao Thất Tinh Bắc Đẩu trên lưng Thiềm Thừ mẫu Trung Quốc

Hình ảnh Thiềm Thừ hay văn hoá bày trí, thờ cúng tượng Thiềm Thừ du nhập vào Việt Nam theo chân của những đoàn người gốc Hoa di cư sang nước ta sinh sống. Chúng nhanh chóng được người dân sứ Nam bộ chấp nhận và dần trở lên thịnh hành. Ngày nay văn hoá này cũng đã được người dân miền Trung, miền Bắc tiếp nhận như một tục lệ truyền thống.

Nhưng hình ảnh chòm sao Thất Tinh Bắc Đẩu đã bị mất đi, không còn xuất hiện trên lưng của Thiềm Thừ. Thay vào đó là hình ảnh của những chuỗi tiền cổ treo hai bên hay lăm đồng xu trên lưng đại diện cho ngũ Phúc. Bởi vì, Thất Tính Bắc Đẩu là chòm sao toạ ở phương Bắc. Còn chúng ta thì đang sinh sống ở phương Nam (theo cách phân chia địa lý của người xưa giữa Việt Nam và Trung Quốc).

Vậy nên, Phong Thuỷ An Khang đưa ra lời khuyên không nên sử dụng các mẫu thiềm thừ hay cóc ngậm tiền nhập từ Trung Quốc. Chúng cũng không thể phát huy tối đa giá trị phong thuỷ khi bày trí tại Việt Nam. Chưa kể việc triệu hồi và sử dụng năng lượng của Thất Tinh Bắc Đẩu không phải ai cũng hiểu rõ. Từ đó có thể dẫn tới những hệ quả không như ý muốn với gia chủ mà chúng ta không hề hay biết.

Ý nghĩa của cóc ngậm tiền, thiềm thừ ba chân

Thiềm thừ có hai ý nghĩa chính đó là tiền tài và bảo vệ gia chủ khỏi những kẻ tiểu nhân.

Về ý nghĩa tiền tài thì chắc hẳn ai cũng biết, nhưng mọi người thường hay nhầm lẫn giữa chiêu tài và cầu tài. Vì đều nghĩ rằng, thiềm thừ có khả năng nhả ra tiền vàng, nên khi bày trí sẽ giúp tài khố gia tăng hàng ngày. Đây là một quan niệm chưa đúng hoàn toàn, để tường tận cần hiểu rõ được sự khác nhau giữa hai vấn đề trên.

Trong đó, chiêu tài nghĩa là chiêu nạp, thu hút, kêu gọi tài lộc bốn phương tám hướng mang về. Công việc này diễn ra thường xuyên, ngày qua ngày, mà tiêu biểu nhất phải kể đến linh vật tỳ hưu phong thuỷ. Còn cầu tài là mong cầu, cầu xin tài lộc từ đấng trên, công việc có tính thời điểm, thời vụ.

Đến đây, theo bạn Thiềm Thừ là chiêu tài hay cầu tài? Với chúng tôi thì Thiềm Thừ là một linh vật cầu tài chứ không phải chiêu tài. Như những gì đã viết ở trên, sau khi được tiên ông Lưu Hải thu phục thì Thiềm Thừ chuyên đi cứu giúp những người gặp khó khăn và ban tặng tiền vàng cho những người thường xuyên hành thiện, tích đức. Thiềm Thừ cũng thoát ẩn, thoát hiện tuỳ duyên chứ không phải cứ cầu là được. Nhưng khi xuất hiện thì chắc chắn có tiền vàng, tài lộc.

Ý nghĩa ban đầu và chính xác nhất của việc bày trí tượng Thiềm Thừ là như vậy. Với hy vọng mỗi khi gặp khó khăn trong kinh doanh hay tài chính trong cuộc sống sẽ được Thiềm Thừ hiển linh ban tặng tài lộc, gần giống với việc chúng ta thờ Thần Tài trong nhà. Nhưng lâu dần, xuất phát từ lòng tham của con người mà người ta mặc định cho Thiềm Thừ có thêm nhiệm vụ chiêu tài.

Cách sử dụng cóc ngậm tiền, thiềm thừ để cầu tài

Hiện nay, tượng Thiềm Thừ được sử dụng để cầu tài dưới rất nhiều dạng hình thức khác nhau. Phổ biến phải kể đến đặt trên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài và phòng khách. Vì vậy, chúng tôi chủ yếu phân tích vào hai chủ đề này là chính, còn các mục đích khác xin vui lòng liên hệ Phong Thuỷ An Khang theo số Hotline/ Zalo 093 232 8979 để được hỗ trợ tốt nhất.

Hướng dẫn đặt tại phòng khách

Đặt tượng Thiềm Thừ trong phòng khách cũng không có quá nhiều điều kiêng kị. Mọi người chỉ cần thực hiện theo một số gợi ý dưới đây để cầu tài được tốt nhất.

Đầu tiên là lựa chọn điểm đặt Thiềm Thừ phải gần lối ra vào, hơi chếch chéo góc trái của cửa chính. Đây là nơi Thanh Long toạ, tốt cho tài lộc của gia chủ.

Thứ hai là khi đặt lưu ý để tượng quay đầu vào trong, có thể đặt dưới nền nhà (cần thêm đế cách sàn) hoặc trên kệ đều được. Nhưng đảm bảo khi đã an vị phải cố định và tuyệt đối không xê dịch liên tục.

Thứ ba là khai quang điểm nhãn, có thể thực hiện hoặc không thực hiện đều được. Phần này chúng tôi sẽ dành riêng một bài viết khác để phân tích chi tiết. Còn nếu bạn muốn khai quang điểm nhãn thì cần thực hiện lần lượt theo các bước:

Bước 1: Chọn ngày đẹp để khai quang, nên vào các ngày đại an, tiểu cát và tốc hỷ.

Bước 2: Chuẩn bị nửa thùng nước mưa và nửa thùng nước giếng.

Bước 3: Tắm rửa Thiềm Thừ bằng cách hoà nước mưa, nước giếng với nhau vào một thùng sạch rồi để tượng vào đó.

Bước 4: Sau khi ngâm Thiềm Thừ trong thùng ba ngày ba đêm lấy ra lau khô bằng khăn mới.

Bước 5: Cuối cùng là điểm nhãn bằng cách lấy rượu trắng nhỏ vào mắt Thiềm Thừ. Lưu ý bước này chỉ thực hiện một mình, không để người khác bên cạnh.

Thứ tư là xác định lộc mã nhân quý để đặt tượng. Điều này bạn có thể nhờ thầy phong thuỷ hoặc xem trên mạng hướng dẫn cách tra. Thực tế cũng không quá phức tạp, chỉ cần có một chút kiến thức cơ bản là có thể làm được.

Hướng dẫn đặt tại bàn thờ Ông Địa – Thần Tài

Cách đặt tượng Thiềm Thừ tại bàn thờ Ông Địa – Thần Tài cũng không khác với đặt tại phòng khách là mấy. Dưới đây Phong Thuỷ An Khang xin đưa ra một số gợi ý như sau:

Đầu tiên là chọn điểm đặt Thiềm Thừ, phần này sẽ chia thành hai dạng. Một là bàn thờ chỉ bày trí Thiềm Thừ mà không bày trí Tỳ Hưu thì điểm đặt tốt nhất là phía bên trái của bàn thờ. Còn nếu mọi người bày trí cả Tỳ Hưu lẫn Thiềm Thừ thì điểm đặt tốt nhất là ở chính giữa bàn thờ.

Thứ hai là hướng quay đầu của Thiềm Thừ, dù đặt bên trái hay chính giữa thì tượng luôn tuân thủ quay vào trong bàn thờ. Nhưng nếu hướng đó nhìn ra cửa chính thì bạn không nên bày trí Thiềm Thừ nữa. Mặc dù đây là một trường hợp tương đối hiếm nhưng không phải là không có. Đặc biệt đối với những ngôi nhà nằm ở góc ngã ba, ngã tư có từ hai mặt tiền trở lên và gia chủ trổ nhiều cửa chính.

Thứ ba là chọn ngày để khai báo với thần linh, đây là một thủ tục bắt buộc, cực kì quan trọng. Có thể hiểu đơn giản thế này, chúng ta muốn vào nhà người khác thì cần được sự đồng ý của chủ nhà nếu không sẽ bị coi là kẻ trộm. Thiềm Thừ cũng vậy, muốn ngồi bên cạnh bàn thờ Ông Địa – Thần Tài thì cần phải được sự cho phép chư vị tôn Thần toạ tại đó.

Ngày đẹp phải là các ngày đại an, tiểu cát hoặc tốc hỷ. Còn không chọn được ngày đẹp thì có thể lấy ngày mồng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Đối với hai ngày này thì bạn không cần quan tâm xấu hay đẹp nếu như lựa chọn đặt Thiềm Thừ lên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài. Vì đây là ngày vía hàng tháng của các ngài ý, hầu như gia đình nào cũng có lễ cúng và dễ được chứng dám nhất.

Thứ tư là sắm lễ vật cúng khai báo, bao gồm: 01 bình hoa, 01 đĩa ngũ quả, 05 lén hương (nhang), 05 chén (ly) rượu, 02 cây nến (đèn cầy), 02 điếu thuốc, 01 đĩa gạo tẻ, 01 đĩa muối trắng, 02 miếng vàng bạc hoặc một bộ vàng mã (ra tiệm hỏi bộ cúng thần tài). Sau đó bày biện đầy đủ trước bàn thờ và bắt đầu cúng khấn, đợi hương tàn hạ lễ là xong.

hướng dẫn đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ thần tài - ông địa

Một số lưu ý khi sử dụng cóc ngậm tiền, thiềm thừ

Thiềm Thừ là một linh vật có linh tính, vì vậy trong quá trình sử dụng mọi người cũng nên lưu ý một số điều cấm kí để tránh phạm uý và có thể kêu cầu hiển linh.

  • Khi cúng Thần Tài cũng nên kêu gọi Thiềm Thừ, đặc biệt lúc khó khăn dễ được chứng hơn.
  • Nên làm nhiều việc thiện, tích nhiều công đức. Thiềm Thừ sẽ đến nhả tặng tiền vàng để cám ơn.
  • Không làm việc ác, sống tiểu nhân. Đây là những người mà Thiềm Thừ ghét nhất.
  • Tuyệt đối không sờ vào phần mắt, không phủ bạt che đậy lên tượng.
  • Không để phụ nữ mang thai, đến ngày kinh nguyệt động vào tượng.
  • Tuyệt đối không đặt Thiềm Thừ trong phòng ngủ, bếp ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh. Những vị trí này không phải nơi sạch sẽ, là sự coi thường đến Thiềm Thừ. Không những không cầu tài được mà có thể còn phản thương gia chủ. Nên nhớ rằng Thiềm thừ vốn dĩ là một yêu tinh nên tính nóng trong cơ thể vẫn có chút ít.
  • Hạn chế di chuyển khi không cần thiết, không xoay đi xoay lại hàng ngày. Đây là lỗi thường gặp với nhiều gia đình khi đặt ở bàn thờ Ông Địa – Thần Tài. Vì nhầm tưởng rằng ban ngày quay cóc ra ngoài để chiêu tài, ban đêm quay cóc vào trong để nhả tiền.
  • Xung quanh khu vực nơi bày trí, thờ cúng Thiềm Thừ cần sạch sẽ, không luôm thuộm. Nên có một chậu nước hoặc bể cá cảnh ở gần. Vì Thiềm Thừ vốn sống dưới giếng, có nước ở gần dễ dàng thu hút hơn. Đây cũng là một trong những phương pháp dẫn dụ Thiềm Thừ hiển linh.

PhongThuyAnKhang.Com hy vọng với những thông tin trình bày ở trên sẽ giúp ích được mọi người. Nếu như phần nào đó chưa hiểu, cần giải đáp thêm có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc để lại câu hỏi ở mục “ĐẶT CÂU HỎI CẦN TỪ VẤN” và bình luận cuối bài viết.

Mỗi một câu hỏi về thiềm thừ là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng hoặc liên quan đều là những tài sản vô cùng gía trị. Chúng giúp đội ngũ biên tập của Phong Thuỷ An Khang hiểu rõ hơn về mong muốn của mọi người. Qua đó giúp ích cho nội dung ở các bài viết sau được đầy đủ hơn, chuyên sâu hơn. Xin chân thành cám ơn Quý bạn đọc!

BÀI VIẾT BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cách khai quang điểm nhãn thiềm thừ ba chân

Cóc ngậm tiền, thiềm thừ ba chân hợp tuổi nào

Tượng cóc ngậm tiền vô tình bị vỡ có sao không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon Zalo
icon Messenger
Gọi điện Messenger Chat Zalo
Chuyên mục